Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá chép đuôi phụng (Cyprinus carpio) trong vèo giai đoạn ương cá giống

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Bùi Văn Mướp

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra mật độ thích hợp để ương nuôi cá chép đuôi phụng (Cyprinus carpio). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 12 vèo gồm 4 nghiệm thức và lặp lại 3 lần với các mật độ lần lượt là 100 con/m3, 150 con/m3, 200 con/m3, 250 con/m3. Cá thí nghiệm cỡ 10 – 12 g/con được cho ăn thức ăn viên có hàm lượng đạm 35%. Kết quả sau 56 ngày nuôi cho thấy các yếu tố môi trường thích hợp cho sự phát triển của cá. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) về tăng trưởng chiều dài giữa các nghiệm thức. Tăng trưởng khối lượng WG và DWG giảm khi mật độ ương tăng, nghiệm thức 100 con/m3 đạt kết quả cao nhất (11,99 g; 0,21 g/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức 250 con/m3 (11,07g; 0,2g/ngày). Tỷ lệ sống có xu hướng giảm khi tăng mật độ ương. Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 200 con/m3 (97%) và thấp nhất ở NT 250 con/m3 (88%) (p<0,05). Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và chi phí thức ăn tăng khi tăng mật độ ương, cao nhất ở NT 250 con/m3 (2,69%; 40,42 nghìn đồng/ kg cá) và thấp nhất ở NT 100 con/m3 (1,17%; 17,49 nghìn/ kg thức ăn); NT 150 con/m3 đạt (1,59%; 23,89 nghìn đồng/ kg cá); NT 200 con/m3 (1,89%; 28,34 nghìn đồng/ kg cá) (p<0,05). Kết quả thí nghiệm cho thấy nếu xét về mặt kỹ thuật thì có thể ương cá chép đuôi phụng đến mật độ 200 con/m3 là thích hợp. Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả kinh tế thì mật độ 150 con/m3 là thích hợp nhất.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
Mướp, B. V. (2022). Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá chép đuôi phụng (Cyprinus carpio) trong vèo giai đoạn ương cá giống. JSTGU, 1(9), 48–57. Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/15

Tài liệu tham khảo

  1. . Boyd, C. E. (1998). “Water quality for pond aquaculture. Alabama Agriculture Experiment Station”. Research anh Development series. Auburn University.
  2. . Cao Trọng Nguyễn (2010). Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chép đuôi phụng. Luận văn tốt nghiệp đại học, trường Đại học Tây Đô.
  3. . El-Sayed, A,-F,M, (2006). Tilapia Culture, CABI Publishing.
  4. . Hà Lê Thị Lộc và Nguyễn Thị Mỹ Dung (2014). “Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ông tiên (Pterophyllum altum Pellegrin, 1930)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 14(2), 170-175.
  5. . Hossein Moradyan, Hamed Karimi, Habid Allah Gandokar (2012). “The Effect of Stocking Density on Growth Parameters and Survival Rate of Rainbow Trout Alevins (Oncorhynchus mykiss)”,World Journal of Fish and Marine Sciences, 4(5): 480-485.
  6. . Lê Ngọc Diện (2004). Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và hàm lượng protein trong thức ăn viên lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá thát lát (Notopteus notopteus Pallas) giai đoạn ương giống và nuôi thương phẩm. Luận án thạc sĩ, Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ.
  7. . Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Anh Tuấn (2010. “Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá đối (Liza subviridis) ương trong giai”. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ 2010, 14, 205-212.
  8. . Linder, D. R., Strawn, K & Luebke, R. W. (1974). The culture of striped mullet (Mugil cephalus L.) in ponds receiving heated effluent from a power plant. In proceeding of IBP/ PM international Symposium on the grey mullets and their culture, Haifa. 2-8 June 1974.
  9. . Muzinic, L,A,, K,R, Thompson, A, Morris, C,D, Webster, D,B, Rouse and L, Manomaitis (2004). “Partial and total replacement of fish meal with soybean meal and brewer’s gains with yeast in practical diets for Autralian red claw crayfish (Cherax quadricarinatus)”, Aquaculture 230: 359 – 376.
  10. . Nguyễn Ngọc Linh (2006). Nghiên cứu giải pháp nâng cao tỷ lệ sống ở cá Dĩa (Symphysodon equifasciata) và kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá chép Nhật (Cyprinus carpio.). Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thuỷ Sản, Đại học Cần Thơ.
  11. . Tiêu Quốc Sang, Dương Nhựt Long và Lam Mỹ Lan (2013). “Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả tài chính của mô hình ương nuôi cá lóc (Channa striata) thương phẩm trong bể lót bạt”. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ, 223-230.
  12. . Trần Bá Hiền (2003). Nghệ thuật nuôi cá cảnh, Nhà xuất bản Trẻ.
  13. . Trần Bảo Trang (2006). Thử nghiệm ương cá Lăng (Mystus wyckii Bleeker, 1858) với các mật độ khác nhau. Luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Cần Thơ.
  14. . Trương Quốc Phú (2006). Giáo trình quản lý chất lượng nước. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
  15. . Võ Văn Chi (1993). Cá cảnh, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. TP Hồ Chí Minh.
  16. . Vũ Văn Sáng, Trần Thế Mưu, Lê Xuân, Phạm Thị Lam Hồng, Trần Thị Nguyệt Minh, Nguyễn Văn Phong, Vũ Văn In (2014). “Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá sông chuột (Cromileptes altivelis) giai đoạn từ cá bột lên cá hương”. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, 12(1): 22-27.