Đánh giá hiệu quả môi trường và tài chính mô hình quảng canh cải tiến nuôi ghép cá măng biển (Chanos chanos) với tôm sú (Penaeus monodon) tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Trương Khắc Hiếu
Hồ Đại
Lâm Quang Huy
Võ Thị Thủy Vẫn

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian 7 tháng (từ 2 đến tháng 9 năm 2018) tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang để đánh giá hiệu quả môi trường và tài chính từ 4 nghiệm thức (NT) nuôi ghép cá măng biển (Chanos chanos) với tôm sú (Penaeus monodon). Mật độ tôm P12 là 5 con/m2 được bố trí giống nhau ở các NT1, NT2, NT3 và ĐC (Đối chứng). Mật độ cá măng (2-3 gam/con) được bố trí ở NT1 là 0,6 con/m2, NT2 0,4 con/m2, NT3 0,2 con/m2. Sau 4 tháng nuôi, kết quả cho thấy một số yếu tố môi trường theo dõi như nhiệt độ (29,61 –30,410C), pH (7,74 – 8,13), oxy hòa tan (4,33 – 5,00) nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm cá, ngoài trừ độ mặn (3,29 – 3,38‰) khá thấp. Khối lượng, chiều dài, tỉ lệ sống và năng suất tôm không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các NT (p>0,05). Khối lượng, chiều dài, tỉ lệ sống và năng suất cá măng có sự khác biệt ý nghĩa giữa các NT (p<0,05). Chi phí, doanh thu và lợi nhuận trong các NT lần lượt là 3.523.333,30 – 35.613.673,50 đồng/ha, 69.034.790,00 – 105.288.438,00 đồng/ha và 64.623.110,80 – 79.274.764,20 đồng/ha có sự khác biệt ý nghĩa giữa các NT (p<0,05). Ở NT2, nuôi ghép cá măng (mật độ 0,4 con/m2) với tôm sú (mật độ 5 con/m2) sẽ mang lại hiệu quả môi trường và tài chính tốt nhất.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
Hiếu, T. K., Đại, H., Huy, L. Q., & Võ Thị Thủy Vẫn, V. T. T. (2022). Đánh giá hiệu quả môi trường và tài chính mô hình quảng canh cải tiến nuôi ghép cá măng biển (Chanos chanos) với tôm sú (Penaeus monodon) tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. JSTGU, 1(9), 67–79. https://doi.org/10.1010/tckh.v1i9.18

Tài liệu tham khảo

  1. . Bagarinao T. U (1991). Biology of milkfish (Chanos chanos Forsskal). Aquaculture Department. Southeast Asian Fisheries Development Center, Tigbauan, Iloilo, Philippines, ISBN 971-8511-22-9, 1991.
  2. . Bosma R. H., Eleonor A. T. and Stuart W. B. (2012). Financial Feasibility of Green-water Shrimp Farming Associated with Mangrove Compared to Extensive Shrimp
  3. Culture in the Mahakam Delta, Indonesia. Asian Fisheries Science 25 (2012):258-269, Asian Fisheries Society, ISSN 0116-6514, 2012.
  4. . Boyd, C. E. (1990). Water Quality in Ponds for Aquaculture. Auburn University, Alabana, 1990. 19pp.
  5. . Cecilia J. J., Christopher M. A. C., Bessie J. G. E. (2011). Polyculture of white shrimp, Litopenaeus vannamei and milkfish, Chanos chanos as astrategy for efficient utilization of natural food production in ponds. Biology & Animal Husbandry International Journal of the Bioflux Society, Volume 3, Issue 2, 2011.
  6. . Đoàn Xuân Diệp, Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Thanh Phương (2009). Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của tôm sú. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 2009. 11pp.
  7. . Eldani A., Primavera J.H. (1981). Effect of Different Stocking Combinations on Growth, Production and Survival of Milkfish (Chanos chanos Forskal) and prawn (Penaeus monodon Fabricius) in Polyculture in Brackishwater Ponds. Food and Agriculture Organization of the United States, 1981.
  8. . FAO (2016). Milkfish – Production Culture systems. http://www.fao.org/fishery/ affris/speciesprofiles/milkfish/production/en/, accessed on 2/11/2019.
  9. . Fishbase (2019). Aquaculture Profile of Chanos chanos. https://www.fishbase.se/Aquaculture/AquacultureProfileSummary.php?ID=80&GenusName=Chanos&SpeciesName=chanos), accessed on 2/11/2019.
  10. . Franklin S. M., Mei-Chen T., Sin-Ping Y. (2006). Milkfish (Chanos chanos) Culture: Situations and Trends. J. Fish. Soc. Taiwan, 33(3): 229-244, 2006.
  11. . Kevin F., Remedios B., JunRey S.(2003). Survey of Tilapia – Shrimp Polycultures in The Philippines. Final Report, 2003. https://www.google.com/search?q= Survey+of+Tilapia+%E2%80%93+Shrimp+Polycultures+in+The+Philippines%2C+Final+Report%2C&oq=Survey+of+Tilapia+%E2%80%93+Shrimp+Polycultures+in+The+Philippines%2C+Final+Report%2C&aqs=chrome..69i57.8100j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF-8 , accessed on 2/11/2019.
  12. . Kuntiyo và Dan Baliao (1987). Comparative Study between Mono and Polyculture Systems on The Production of Prawn and Milkfish in Brackishwater Ponds. Network of Aquaculture Centres in Asia, Bangkok, Thailand, 1987. http://www.fao.org/3/AC202E/AC202E00.htm#TopOfPage, accessed on 2/11/2019.
  13. . Nguyễn Thị Kim Vân (2015). Hôi thảo giới thiệu mô hình nuôi ghép cá măng (Chanos chanos) với tôm sú tại tỉnh Trà Vinh. Viện nghiên cứu hải sản, 2015. http://www.rimf.org.vn/bantin/chitiet/hoi-thao-gioi-thieu-mo-hinh-nuoi-ghep-ca-mang-chanoschanos-voi-tom-su-tai-tinh-tra-vinh được trích 21/12/2017.
  14. . Phạm Minh Đức (1996). Vai trò của cá măng Chanos Chanos trong mô hình nuôi tôm kết hợp. Trường ĐH Cần Thơ - Khoa Nông nghiệp - Bộ môn Thủy sản, 1996.
  15. . Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009). Nguyên Lý và Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú. NXN Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh, 2009. 31pp và 105pp
  16. . Trần Ngọc Hải, Lê Quốc Việt, Lý Văn Khánh và Nguyễn Thanh Phương (2017). Kỹ Thuật Sản Xuất Giống và Nuôi Cá Biển. NXB Đại học Cần Thơ, 2017. 116-117pp
  17. . Tran Ngoc Hai, Pham Minh Duc, Vo Nam Son, Truong Hoang Minh and Nguyen Thanh Phuong (2015). The Current Status (2014) of the Shrimp Farming Industry. World Aquaculture Society, Volume 46, Number 1, Page 32, March 2015. https://www.shrimpnews.com/FreeReportsFolder/FarmReportsFolder/TheStatusOfShrimpFarmingInVietnam2014.html, accessed on 2/11/2019.
  18. . Wilfredo G. Y., Antonio C. V., Ma. Gracia G. S., Mary N. S. (2007). Milkfish production and processing technologies in the Philippines. Milkfish Project Publication Series No.2, 96 pp, 2007.