Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotics lên sự sinh trưởng của heo con cai sữa

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Thị Minh Hồng

Tóm tắt

Thí nghiệm được thực hiện tại trang trại nhằm đánh giá việc bổ sung probiotic lên năng suất của 156 heo con cai sữa, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, mỗi đơn vị thí nghiệm sử dụng 13 heo bao gồm: đối chứng (NT1): không bổ sung chế phẩm, nghiệm thức kháng sinh (NT2): bổ sung kháng sinh liên tục 7 ngày đầu kỳ (Ampicillin trihydrate: 30g, Colistin sulfate: 8.000.000IU), và 2 nghiệm thức bổ sung probiotic (Bacillus subtillis: 5x1010 CFU, Lactobacillus sporogenes: 5x1010 CFU): bổ sung liên tục 7 ngày đầu kỳ (NT3) và bổ sung liên tục 28 ngày trong suốt quá trình nuôi (NT4). Sau 28 ngày thí nghiệm, kết quả cho thấy rằng nghiệm thức bổ sung probiotic 28 ngày cho hiệu quả tích cực so với đối chứng và các nghiệm thức khác (p< 0,05): tỷ lệ tiêu chảy thấp (23,07%), tỷ lệ ngày con tiêu chảy thấp (0,82%), trọng lượng heo cuối kỳ cao (20,83kg/con), tăng trọng tuyệt đối cao (468,5 g/con/ngày), hệ số tiêu tiêu tốn thức ăn thấp (1,06) và  lãi ròng chênh lệch cao (3.316.000 đ/nghiệm thức). Hiệu quả kinh tế ở các nghiệm thức bổ sung probiotic 28 ngày tăng (114,89%), bổ sung kháng sinh giảm (95,43%) và  probiotic 7 ngày giảm (92,09%) so với đối chứng (100%). Kết quả cho thấy bổ sung probiotic liên tục trong suốt quá trình nuôi cai sữa làm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
Hồng, N. T. M. (2022). Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotics lên sự sinh trưởng của heo con cai sữa. JSTGU, 1(9), 80–87. https://doi.org/10.1010/tckh.v1i9.19

Tài liệu tham khảo

  1. . Dương Thanh Liêm và ctv. (2002). Thức ăn và dinh dưỡng động vật, NXB Nông Nghiệp, TP HCM.
  2. . Lê Thị Mến (2015). Ảnh hưởng của chế phẩm Probiotic lên sự sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của heo con cai sữa nuôi ở trang trại. Hội nghị khoa học toàn quốc chăn nuôi – thú y, Trường Đại học Cần Thơ, ngày 28-29/4/2015, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr 411-417.
  3. . Lê Văn An và ctv. (2017). “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm probiotic trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn giai đoạn sau cai sữa và nuôi thịt”, Tạp chí khoa học và công nghệ Nông Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế, tập 1 (2), tr 209-216
  4. . Trần Thị Dân (2008). Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, NXB Nông Nghiệp, TP HCM.
  5. . Trần Văn Thuận (1998). Dược lý thú y, Trường ĐH Nông Lâm TP HCM
  6. . Vũ Duy Giảng (2009). Sử dụng enzym để tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.