Nghiên cứu quy trình chế biến nước ép từ vỏ thanh long ruột đỏ (Helocereus polyrhizus) A research on the procedure of processing juice extraced from red dragon fruit peel (Helocereus polyrhizus) Chuyên mục Bài báo khoa học

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Thành Nhân

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này nhằm khảo sát các tỷ lệ phối chế dịch vỏ quả long ruột đỏ với nước, khảo sát lượng CMC (Carboxymethyl Cellulose) bổ sung và chế độ thanh trùng để chế biến nước ép đảm bảo chất lượng. Hàm lượng betacyanin được xác định bằng phương pháp đo quang phổ ở bước sóng 538nm Kết quả thí nghiệm cho ra sản phẩm nước ép với tỷ lệ pha loãng giữa dịch vỏ thanh long và nước là 1:15 (v/v), sử dụng acid ascorbic điều chỉnh pH = 4, điều chỉnh độ Brix = 14 và hàm lượng CMC bổ sung 0,04% (w/v). Thực hiện thanh trùng ở 85oC trong thời gian 10 phút (giá trị thanh trùng 14,43 phút) cho kết quả hàm lượng betacyanin là 21,71mg/100g, hàm lượng Vitamin C là 0,092 mg/100g.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử Tác giả

Nguyễn Thành Nhân, Trường Đại học Tiền Giang

Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Nhân, N. T. (2022). Nghiên cứu quy trình chế biến nước ép từ vỏ thanh long ruột đỏ (Helocereus polyrhizus): A research on the procedure of processing juice extraced from red dragon fruit peel (Helocereus polyrhizus). JSTGU, 1(9), 31–39. https://doi.org/10.1010/tckh.v1i9.6

Tài liệu tham khảo

  1. . Lê Mỹ Hồng (2009), Qui trình chế biến hạt sen đóng hộp, Tạp chí Khoa học Đại Học Cần Thơ.
  2. . Phan Thị Thanh Quế (2017), Ảnh hưởng của diều kiện chế biến và bảo quản đến sự ổn định màu betacyin trong nước ép dịch quả thanh long ruột đỏ, Tạp chí Khoa học Đại Học Cần Thơ.
  3. . Carla Weemaes, (1997). In-Pack Thermal processing of food. Laboratory of Food Technology, Leuven University
  4. . Herbach, K.M., Maier, C., Stintzing, F.C. and Carle, R., (2007). Effects of processing and storage on juice colour and betacyanin stability of purple pitaya (Hylocereus polyrhizus) juice. European Food Research Technology. 224: 649-658
  5. . Lim, Y. Y., Lim, T. T. and Tee, J. J., (2007). Antioxidant properties of several tropical fruits: A comparative study. Food Chemistry. 103: 1003-1008
  6. . Francis, F. (1995). Quality as Influenced by color. Food Quality and Preference, 3: 17-20
  7. . Wong, Y.M. and Siow, L.F., (2015). Effects of heat, pH, antioxidant, agitation and light on betacyanin stability using red-fleshed dragon fruit (Hylocereus polyrhizus) juice and concentrate as models. Journal of Food Science and Technology. 52(5): 3086–3092.