Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ trong quá trình học tập của sinh viên cao đẳng giáo dục mầm non, Trường Đại học Tiền Giang

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Phùng Thị Hà
Bùi Quang Thịnh

Tóm tắt

Hoạt động vui chơi có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ bởi thông qua chơi chính là lúc trẻ học tập, vì thế phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho sinh viên Cao đẳng Giáo dục mầm non Trường Đại học Tiền Giang cần được chú trọng. Bài viết đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, nghiên cứu tài liệu nhằm khái quát lý luận năng lực tổ chức hoạt động vui chơi, đặc điểm năng lực tổ chức hoạt vui chơi của sinh viên Cao đẳng Giáo dục mầm non, Trường Đại học Tiền Giang. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng thêm phương pháp khảo sát để chỉ ra kết quả trên hai nhóm khách thể là giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng không có sự khác biệt về khả năng thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hai nhóm khách thể đối với sinh viên trong quá trình học tập và tổ chức hoạt động vui chơi; kết quả nhận định mức độ quan trọng và mức độ khả thi của giảng viên về thái độ, tính chu đáo, tính cẩn trọng của sinh viên khi tổ chức hoạt động vui chơi chênh lệch về giá trị điểm trung bình, độ lệch chuẩn không đáng kể. Từ đó, đề xuất năm biện pháp phát huy năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ của sinh viên Cao đẳng Giáo dục mầm non, Trường Đại học Tiền Giang. 

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử của Tác giả

Phùng Thị Hà

Khoa Sư phạm và Khoa học cơ bản, Trường Đại học Tiền Giang

Bùi Quang Thịnh

Khoa Sư phạm và Khoa học cơ bản, Trường Đại học Tiền Giang

 

Cách trích dẫn
Phùng Thị, H., & Bùi Quang, T. (2023). Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ trong quá trình học tập của sinh viên cao đẳng giáo dục mầm non, Trường Đại học Tiền Giang. JSTGU, (13), 127–140. Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/108

Tài liệu tham khảo

  1. .Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021); “Chương trình giáo dục mầm non”; NXB GDVN.
  2. .Trường Đại học Tiền Giang (2021); “Chương trình đào tạo Cao đẳng Giáo dục mầm non” - Phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Tiền Giang.
  3. .Peter Morgan (2006); “Study on Capacity, change performance”.
  4. . Gunter Buschger (1996); Nhập môn xã hội học tổ chức, NXB Thế Giới, Hà Nội.
  5. .Trường Cao đẳng Mẫu Giáo TW3(2002); Chuyên đề: Tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non; TP.HCM.
  6. .Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2018); Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non; NXB ĐHSP.
  7. .Nguyễn Thạc (2018); Tâm lý học sư phạm đại học, NXB ĐHSP.
  8. .Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 4/2016); Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non; Dự án SRPP.
  9. .Bastiaans L., Rabbinge R., Zadoks J.C. (1994). Understanding and

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả