THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ TÍNH MẪN CẢM ĐỐI VỚI THUỐC TRỪ SÂU CỦA MUỖI NƯỚC THUỘC HỌ CHIRONOMIDAE (DIPTERA) TRONG RUỘNG LÚA VÀO 30 NGÀY ĐẦU SAU KHI SẠ

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Văn Huỳnh
Nguyễn Hữu Quí

Tóm tắt

Các nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2012 bằng cách điều tra về biến động quần thể, khảo sát đặc tính sinh học của một loài phổ biến nhất và thử nghiệm khả năng chịu đựng đối với thuốc trừ sâu của muỗi nước (Chironomidae, Diptera) ở trong ruộng lúa vào 30 ngày sau khi sạ. Kết quả điều tra cho thấy muỗi nước rất phong phú trong ruộng lúa vào 30 ngày đầu sau khi sạ qua thu thập thành trùng trên tán lá lúa và ấu trùng sống trong bùn ở dưới đáy nước. Có 8 loài đã định danh được thuộc họ Chironomidae và xếp vào 3 họ phụ là Chironominae (5 loài), Orthocladiinae (1 loài) và Tanypodinae (2 loài); trong đó Chironomus plumosus L. là loài có mật số phong phú nhất. Khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy chu kỳ sinh trưởng trung bình của Cplumosus là 16,65±0,78 (15-18) ngày, bao gồm 1,74±0,24 (2-3) ngày cho giai đoạn trứng, 10,25±0,95 (11-13) cho giai đoạn ấu trùng với 4 tuổi, chỉ có 1 ngày cho giai đoạn nhộng và 4,70±0,41 (4-6) ngày cho thành trùng cái. Nhiều dạng thuốc trừ sâu khác nhau được sử dụng để khử hạt giống, rải vào trong đất ruộng và phun trên tán lá lúa đều tỏ ra độc đối với muỗi nước, đặc biệt là đối với ấu trùng sống trong bùn dưới ruộng.  

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Văn Huỳnh

Nguyên giảng viên cao cấp, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

Nguyễn Hữu Quí

Học viên cao học, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

Cách trích dẫn
Nguyễn Văn, H., & Nguyễn Hữu, Q. (2023). THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ TÍNH MẪN CẢM ĐỐI VỚI THUỐC TRỪ SÂU CỦA MUỖI NƯỚC THUỘC HỌ CHIRONOMIDAE (DIPTERA) TRONG RUỘNG LÚA VÀO 30 NGÀY ĐẦU SAU KHI SẠ. JSTGU, (3). Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/126

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả