KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NHO VIỆT NAM TỪ GIỮA THẾ KỶ XIV - GIỮA THẾ KỶ XV

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Huỳnh Quán Chi

Tóm tắt

Đặc trưng cơ bản của không gian - thời gian nghệ thuật trong thơ Nho Việt Nam từ giữa thế kỷ XIV- giữa thế kỷ XV được thể hiện qua hai nội dung: 1. Không gian và thời gian tâm trạng của kẻ sĩ; 2. Thời gian tự nhiên (vô tình) và không gian dịch biến (hữu tình). Thơ Nho thường là thi trung hữu họa, những bức tranh cảnh được chú trọng. Nhà thơ tiếp cận thực tại qua cái nhìn thanh cao. Thời gian ở thơ Nho trôi chảy, dịch biến nhưng chú ý đến trật tự và tính tuần hoàn. Thời gian đó tương thông với không gian hoành tráng để con người chiêm ngưỡng, ngụ tình. Vũ trụ ở đây tương đối ổn định, lấy con người làm trung tâm,… Con người trách nhiệm tiếp nhận không gian cao rộng, vừa chiêm ngưỡng vừa tắm tâm hồn trong vô tận. Đây là lúc con người giao hòa vũ trụ thống nhất trong không gian và thời gian hoành tráng, vĩnh viễn của tự nhiên. Thời gian trôi đi vô tình nhưng trong thơ đó là thời gian của tâm trạng. Trong thơ Nho, thời gian tự nhiên và không gian dịch biến thường xuyên gặp gỡ. Thi nhân chịu những tác động có khi khốc liệt của hoàn cảnh trong suốt thời gian đời người. Vũ trụ nhiều biến cố, cảnh hoang phế của cựu đế đô, cảnh cuộc sống đổi thay. Cũng có khi thời gian tự nhiên thông thường dễ cảm nhận qua không gian tự nhiên. Không gian dịch biến chứa đầy cảm xúc, cảnh vật không đơn  thuần là ngoại cảnh mà chính là tâm cảnh.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử Tác giả

Huỳnh Quán Chi

Khoa Sư phạm – Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Huỳnh Quán, C. (2023). KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NHO VIỆT NAM TỪ GIỮA THẾ KỶ XIV - GIỮA THẾ KỶ XV. JSTGU, (3). Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/146