NGHIÊN CỨU VÀ THỰC THI MÔ HÌNH 3-LAYER ĐỂ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Trí Hiếu
Trần Thị Hồng Diễm

Tóm tắt

Mô hình 3-Layer là một trong số mô hình rất hữu ích và hiệu quả so với các mô hình khác. Mô hình này không chỉ có một cấu trúc rõ ràng, logic và mức độ phụ thuộc thấp giữa các Layer mà còn dễ bảo trì và nâng cấp không làm ảnh hưởng đến các thành phần khác khi có sự thay đổi; cải tiến tính bảo mật và có khả năng mở rộng,… Trong bài báo này, chúng tôi tập trung nghiên cứu và thực thi mô hình 3-Layer này để phát triển phần mềm ứng dụng tại Trường Đại học Tiền Giang dựa vào một số nhu cầu (mô-đun) thực tế về công tác tổ chức nhân sự của đơn vị. Đầu tiên, chúng tôi cụ thể hóa các mô-đun này bằng ngôn ngữ đặc tả UML (Unified Modeling Language) để thấy rõ các thành phần và chức năng bên trong của mỗi Layer trong ứng dụng và sau đó thực nghiệm chúng. Dựa vào kết quả đạt được từ việc thực nghiệm cho thấy đây là một ứng dụng rất khả thi và hiệu quả. Nó không chỉ đáp ứng được nhu cầu nghiệp vụ của đơn vị mà còn giúp cho lập trình viên dễ quản lý và kiểm soát được các thành phần (giao diện, nghiệp vụ, truy xuất dữ liệu). Điều này làm cho việc bảo trì và nâng cấp các tính năng mới cũng như việc phát triển và mở rộng sau này rất dễ thực hiện hoặc có thể làm nền tảng tái sử dụng lại các thành phần cho các ứng dụng khác.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Trí Hiếu

Phòng Tổ chức - Hành chính, Trường Đại học Tiền Giang

Trần Thị Hồng Diễm

Phòng Tổ chức - Hành chính, Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Nguyễn Trí, H., & Trần Thị Hồng, D. (2023). NGHIÊN CỨU VÀ THỰC THI MÔ HÌNH 3-LAYER ĐỂ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG. JSTGU, (05). Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/176