Khảo sát khả năng lên men rượu vang dưa gang (cucumis melo var. conomon) của một số dòng nấm men phân lập từ dịch quả dưa gang (cucumis melo var. conomon)

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Phan Thị Hồng Ngọc

Tóm tắt

Nghiên cứu “Khảo sát khả năng lên men rượu vang dưa gang của một số dòng nấm men phân lập từ dịch quả dưa gang” được thực hiện từ tháng 5/2020 đến tháng 8/2020 tại phòng thí nghiệm Bộ môn CNSH-BVTV, Khoa NN & CNTP, Trường Đại học Tiền Giang. Với mục đích khảo sát khả năng lên men, tạo ra rượu vang có giá trị dinh dưỡng và tận dụng nguồn nguyên liệu dưa gang có sẵn tại địa phương. Quả dưa gang được thu mua tại các chợ trong tỉnh để làm nguyên liệu phân lập nấm men tự nhiên và tiến hành lên men tạo rượu vang. Nghiên cứu đã tiến hành phân lập được 4 dòng nấm men (Y01, Y02, Y03, Y04) phân loại thuộc 3 loài Saccharomyces, Schizosaccharomyces, Hanseniaspora. Thực hiện khảo sát khả năng lên men của bốn dòng nấm men phân lập được, đã tuyển chọn được dòng nấm men tự nhiên Y01 từ dịch chiết dưa gang cho khả năng lên men cao. Tiến hành khảo sát các yếu tố pH, độ Brix ban đầu cho quá trình lên men tạo rượu vang dưa gang đã xác định được độ Brix là 24 và pH là 4.4 thích hợp cho dòng nấm men tự nhiên Y01có khả năng lên men đạt độ rượu 10,4%v/v.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử Tác giả

Phan Thị Hồng Ngọc

Khoa Nông Nghiệp và Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Phan Thị Hồng, N. (2022). Khảo sát khả năng lên men rượu vang dưa gang (cucumis melo var. conomon) của một số dòng nấm men phân lập từ dịch quả dưa gang (cucumis melo var. conomon). JSTGU, 1(11), 79–85. Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/190

Tài liệu tham khảo

  1. .Nguyễn Đức Lượng, 2003, Công nghệ vi sinh vật - Tập 3, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
  2. .Lương Đức Phẩm, 2009, Nấm men công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
  3. .Lương Đức Phẩm, 2010, Công nghệ lên men, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
  4. .Nguyễn Văn Vũ và Nguyễn Văn Thành (2018). “Phân lập, tuyển chọn và định danh nấm men trong lên men rượu vang dâu hạ châu (Baccaurea ramiflora L.)”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 54, Số 7B (2018): tr 22-32.
  5. .Nguyễn Thị Thanh Hải, Đỗ Thị Ánh Hòa (2017). “Phân lập, tuyển chọn nấm men từ trái cây địa phương và thử nghiệm lên men dịch xoài”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2017.
  6. .Kurtzman, C.P. and Fell, J.W. (1998). The Yeast: A Taxonomic study, 4th ed, Elsevier Science, 1076 page.
  7. .Mukunda Lakshmi, L., H.B. Lingaiah, A. Mohan Rao and Ramesh A (2017). RAPD Molecular Marker Based Genetic Diversity among Oriental Pickling Melon (Cucumis melo var. conomon), Genotypes in Karnataka, India.Int.J. Curr. Microbiol. App. Sci. 6(3): 324-330.
  8. .Phan Uyên Nguyên (2014). “Nghiên cứu chế biến rượu mít chất lượng cao bằng phương pháp chưng cất lạnh đông”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, Tập 4 (3), tr 102 – 108.
  9. .Nguyễn Thị Diễm My (2013). “Nghiên cứu sản xuất nước Quách”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại Học Trà Vinh.
  10. .Đoàn Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Kim Hằng, 2020, Phân lập và định danh các chủng nấm men từ trái hồng xiêm, trứng cá và cacao tại tỉnh Tiền Giang, Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc 2020, tr 414 - 419.
  11. .Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Trần Vũ Phương, Lê Thái Bạch, 2009. Chế biến rượu vang mận. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 11: tr 90 – 97.
  12. .Thành phần dinh dưỡng của trái dưa gang. Truy cập online tại: https://en.wikipedia.org/wiki/Honeydew_(melon), ngày truy cập 22/1/2022.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả