Đề xuất áp dụng mô hình BOPPPS trong thiết kế bài giảng nhằm đạt chuẩn đầu ra theo tiếp cận CDIO minh họa qua học phần “nhập môn công nghệ phần mềm”

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Huỳnh Thị Nhật Hằng

Tóm tắt

Trong thời gian qua, Trường Đại học Tiền Giang không ngừng đổi mới chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội. Một trong những giải pháp đang được áp dụng là xây dựng và triển khai chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO. Để đạt được chuẩn đầu ra của chương trình, phương pháp và mô hình giảng dạy đóng một vai trò rất lớn trong quá trình triển khai chương trình đào tạo. BOPPPS (Bridge, Objectives, Pre-assessment, Participative learning, Post-assessment, Summary) là một mô hình giảng dạy tích cực dựa trên thuyết hành vi của ISW. Nó giúp người học chủ động tham gia vào môi trường học tập, phát huy năng lực tự học, chủ động tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Bài báo này trình bày những ưu điểm của mô hình BOPPPS và đề xuất áp dụng mô hình BOPPPS trong thiết kế bài giảng nhằm đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO. Bài báo cũng minh họa cách áp dụng mô hình BOPPPS trong giảng dạy học phần Nhập môn Công nghệ phần mềm tại Khoa Công nghệ thông tin.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử Tác giả

Huỳnh Thị Nhật Hằng

Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Huỳnh Thị Nhật, H. (2023). Đề xuất áp dụng mô hình BOPPPS trong thiết kế bài giảng nhằm đạt chuẩn đầu ra theo tiếp cận CDIO minh họa qua học phần “nhập môn công nghệ phần mềm”. JSTGU, (06). Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/205