Bản chất xã hội của ý thức thẩm mỹ trong mỹ học Mác-xít

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Trung Hiếu

Tóm tắt

Bài viết này nghiên cứu một cách hệ thống bản chất xã hội của ý thức thẩm mỹ theo quan điểm của mỹ học mác-xít. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra và luận chứng cho vai trò quyết định của những điều kiện sinh hoạt vật chất, cũng như các đặc điểm về giai cấp và dân tộc đối với sự hình thành, phát triển của ý thức thẩm mỹ. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, con người đã chọn lựa cho mình những đối tượng khác nhau để đồng hóa về mặt thẩm mỹ. Sự chọn lựa này phụ thuộc vào trình độ phát triển của các yếu tố tồn tại xã hội đương thời. Đồng thời, lập trường giai cấp cũng đóng vai trò hết sức quan trọng định hướng cho chủ thể nhận thức và theo đuổi những giá trị thẩm mỹ nhất định trong hoạt động sống. Ngoài ra, ý thức thẩm mỹ còn có tính độc lập tương đối, làm cho sự vận động và phát triển của nó trở nên phức tạp và phong phú. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, quá trình giáo dục ý thức thẩm mỹ cho công chúng nói chung không thể tách rời với việc hiểu rõ bản chất xã hội của loại hình thái ý thức này, mà còn phải xem đây là cơ sở khoa học để đề ra những phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện công tác giáo dục thẩm mỹ đạt hiệu quả.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử Tác giả

Nguyễn Trung Hiếu

Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Nguyễn Trung, H. (2023). Bản chất xã hội của ý thức thẩm mỹ trong mỹ học Mác-xít. JSTGU, (07). Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/225

Tài liệu tham khảo

  1. A.Lukin - V.C.Xcacherơsicôp (1984). Nguyên lý Mỹ học Mác - Lênin. NXB Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội: tr.237-303.
  2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Giáo trình Triết học Mác - Lênin. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội: tr. 378.
  3. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995). Toàn tập, t.20. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội: tr.174 - 176.
  4. Chu Thanh Vân (2015). Sự thay đổi trong quan niệm về giá trị con người, văn hóa. http://baotintuc.vn/xa-hoi/su-thay-doi-trong-quan-niem-ve-gia-tri-con-nguoi-van-hoa-20150227150839016.htm, ngày truy cập: 15/1/2018.
  5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998). Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. NXB Sự thật, Hà Nội: tr. 46.
  6. Đình Quang (1993). Văn học nghệ thuật với việc xây dựng con người và phát triển xã hội. Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật, (số 3), tr. 77 - 79.
  7. Đình Quang (1997). Văn học nghệ thuật với sự hình thành nhân cách và phát triển xã hội”. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (số 6), tr. 28 - 31.
  8. Đỗ Văn Khang (2008). Mỹ học đại cương. NXB Đại học quốc gia, Hà Nội: tr. 156.
  9. Đỗ Huy, Nguyễn Chương Nhiếp (2000). Tìm hiểu tư tưởng văn hóa thẩm mỹ và nghệ thuật của Đảng trong thời kỳ đổi mới. NXB Thành phố Hồ Chí Minh: tr. 139 - 140.
  10. Hà Minh Đức (2009) (sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu). Tố Hữu. Toàn tập, tập I. NXB Văn học, Hà Nội: tr. 21.
  11. Nguyễn Tùng (2015). “Đất nước trọng niềm vui” - Tiếng lòng của con dân nước Việt trong không khí mừng đất nước thống nhất - 1975. http://quehuongonline.vn/tan-van/dat-nuoc-tron-niem-vui--tieng-long-cua-con-dan-nuoc-viet-trong-khong-khi-mung-dat-nuoc-thong-nhat-1975-46159.htm, ngày truy cập: 02/5/2015.
  12. Nguyễn Thu Nghĩa (2004). Quan niệm của C.Mác về sự vận động lịch sử của cái đẹp trong một số hình thái kinh tế - xã hội. Tạp chí Triết học, số 11.
  13. Nguyễn Chương Nhiếp (2000). Thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  14. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1961). Nguyên lý Mỹ học Mác - Lênin. Phần I. NXB Sự thật, Hà Nội: tr. 279 - 284.