MỘT VÀI ĐỊA DANH CÓ YẾU TỐ TỪ VỰNG GỐC KHMER, GỐC PHÁP VÀ GỐC MÃ LAI Ở TIỀN GIANG

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Phúc Nghiệp
Nguyễn Thị Như Mai

Tóm tắt

Tiền Giang nói riêng và vùng đất Nam bộ nói chung trước khi người Việt đến khai phá, về cơ bản, vẫn còn hoang vu. Từ thế kỷ XVII, người Việt từ miền Trung, miền Bắc di cư vào đây khẩn hoang, lập ấp. Cùng lúc ấy, người Khmer từ Chân Lạp cũng thiên di về phía Tiền Giang, mà người Việt đã và đang cư trú ở đó với dân số ngày một gia tăng. Đồng thời, một số tộc người khác cũng đến đây sinh sống. Cho đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm và cai trị nước ta. Để củng cố ách thống trị, thực dân Pháp bắt buộc nhân dân ta phải sử dụng tiếng Pháp và chữ Pháp như là ngôn ngữ chính thức. Do đó, ở Tiền Giang, địa danh Việt có gốc Khmer, gốc Pháp và gốc Mã Lai là điều đương nhiên. Chính điều đó đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, riêng biệt của địa danh ở vùng đất mới phương Nam. Ở đây, nhóm tác giả đã minh chứng nhận định trên bằng những địa danh Việt có yếu tố từ vựng gốc Khmer, gốc Mã Lai và gốc Pháp ở Tiền Giang mà các tác giả đã sưu tầm được qua những cuộc điền dã tại địa phương.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Phúc Nghiệp

Đại học Tiền Giang

Nguyễn Thị Như Mai

Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Nguyễn Phúc, N., & Nguyễn Thị Như, M. (2023). MỘT VÀI ĐỊA DANH CÓ YẾU TỐ TỪ VỰNG GỐC KHMER, GỐC PHÁP VÀ GỐC MÃ LAI Ở TIỀN GIANG. JSTGU, (01). Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/72