Phương thức tổ chức kết cấu trong truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Trương Hoàng Vinh

Tóm tắt

Tiếp cận truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 từ phương thức tổ chức kết cấu, bài viết chủ yếu vận dụng lý thuyết về tác phẩm và thể loại văn học để kiến giải vấn đề. Qua khảo sát hệ thống văn bản truyện ngắn kết hợp với các thao tác tổng hợp, so sánh loại hình và phân tích ngữ liệu, nhận thấy các cây bút truyện ngắn Việt Nam ở thời kỳ này có nhiều cách tân, sáng tạo. Bên cạnh những dạng thức kết cấu quen thuộc theo kiểu truyền thống như kết cấu tuyến tính theo trục thời gian, kết cấu theo quan hệ nhân – quả, các nhà văn trên cơ sở học tập kinh nghiệm, kỹ thuật sáng tác truyện theo lối hiện đại của phương Tây đã có được những thể nghiệm thành công với các kiểu kết cấu mới, như kết cấu truyện lồng truyện, kết cấu tâm lý, kết cấu mở. Sự đa dạng hóa các phương thức kết cấu, một mặt, đã mở đường cho các cây bút truyện ngắn giai đoạn này tiếp cận hiện thực và con người đa chiều hơn, tạo cho tác phẩm sức khơi gợi sâu xa, và nhờ đó để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Mặt khác, nó đồng thời góp phần khẳng định, cho thấy rõ ý thức trách nhiệm cùng những nỗ lực của các nhà văn trong quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử Tác giả

Trương Hoàng Vinh

Khoa Sư phạm và Khoa học cơ bản, Trường Đại học Tiền Giang

 

Cách trích dẫn
Trương Hoàng, V. (2023). Phương thức tổ chức kết cấu trong truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 . JSTGU, (13), 141–148. Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/109

Tài liệu tham khảo

  1. .Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2007). Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.
  2. .Lê Dục Tú (2013). “Truyện ngắn Khái Hưng – một đóng góp vào dòng truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945”, Nhìn lại Thơ mới và Văn xuôi Tự lực văn đoàn, NXB Thanh niên, Tp. Hồ Chí Minh.
  3. .Lê Thị Lan (2004). Những nét đặc sắc của truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Huế.
  4. .Lê Thị Thanh Tâm (2020). Kết cấu truyện ngắn O.Henry, Luận án tiến sĩ văn học, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
  5. .Lê Thời Tân (2012). “Nhận thức lại vấn đề kết cấu tác phẩm văn học dưới ánh sáng Cấu trúc luận”, https://phebinhvanhoc.com.vn, cập nhật 30/10/2012.
  6. .Ngô Vĩnh Bình biên soạn (2006). Thanh Tịnh, văn và đời, NXB Thuận Hóa, Huế.
  7. .Nguyễn Thị Đô (2016). Yếu tố tự truyện trong truyện ngắn Thạch Lam và Thanh Tịnh, Luận văn thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
  8. .Nguyễn Tuân (2000). Nguyễn Tuân toàn tập, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội.
  9. .Thạch Lam (2017). Dưới bóng hoàng lan, NXB Văn học, Hà Nội.
  10. .Trần Thanh Hà (2007), Tam diện tùy bút, NXB Tri Thức, Hà Nội.
  11. .Tôn Thảo Miên (1998). Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.