Xác định giá trị độc cấp tính LC50 của độ mặn đối với ếch Thái Lan (Rana tigerina Dubois, 1981) ở giai đoạn con giống

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Công Tráng

Tóm tắt

Nghiên cứu thực hiện với mục đích cung cấp dữ liệu để tìm ra độ mặn thích hợp nuôi ếch Thái trong tình hình xâm nhập mặn hiện nay tại đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm trên ếch giống (200 con/kg). Thí nghiệm 1 (xác định ngưỡng độ mặn gây chết) và thí nghiệm 2 (xác định giá trị độc cấp tính LC50 của độ mặn) tại các mốc thời gian khác nhau.  Kết quả cho thấy, ngưỡng độ mặn gây chết ếch Thái giai đoạn con giống là 3,5‰ . Các giá trị LC50 về độ mặn của ếch Thái trong 24, 48, 72 và 96 giờ lần lượt là 12,5‰, 11,5‰, 10,5‰ và 10‰. Đây là nghiên cứu đầu tiên về xác định ngưỡng độ mặn và LC50 của độ mặn trên ếch Thái trong giai đoạn con giống ở Việt Nam.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử Tác giả

Nguyễn Công Tráng

Khoa Nông Nghiệp Và Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Nguyễn Công, T. (2022). Xác định giá trị độc cấp tính LC50 của độ mặn đối với ếch Thái Lan (Rana tigerina Dubois, 1981) ở giai đoạn con giống . JSTGU, (12), 44–49. Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/113

Tài liệu tham khảo

  1. .Nguyễn Công Tráng (2018), “Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ếch Thái Lan (Rana tigerina) giai đoạn nuôi thương phẩm”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (Tập 54, số chuyên đề: Thủy sản 2018 (1), tr. 93-98.
  2. .Nguyễn Văn Tuyến (2012), Kỹ thuật nuôi ếch, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.
  3. .Maedeh Jalali, Reza Davoodi, Abdul Ali Movahedi Nia and Seyed Abdolsaheb Mortazavi, (2013), “Effect of Salinity on Survival and Growth Parameters of Shyrbot (Barbus grypus) Fingerlings”, World Journal of Fish and Marine Sciences, (vol 5), pp. 549-552.
  4. .Trần Thị Thủy, Lý Lương Hiền (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống ếch Thái Lan (Rana tigerina) giai đoạn nòng nọc lên ếch giống, Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Tiền Giang.
  5. .Nguyễn Hương Thùy, Đỗ Thị Thanh Hương (2010), “Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý của lươn đồng (Monopterus albus)”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (Số 14b), tr. 127-139.
  6. .Lam Mỹ Lan, Trần Ngọc Thảo, Đỗ Thị Thanh Hương (2014), “Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của cá leo (Wallago attu)”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (Số 1), tr. 319-325.
  7. .Đỗ Thị Thanh Hương, Ngô Tú Trinh (2012), “Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của cá lóc (Channa striata)”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (Số 25), tr. 247-254.
  8. .Bùi Thị Kim Xuyến (2014), Thử nghiệm khả năng thích nghi độ mặn của cá basa (Pangasius bocourti) bột, hương, giống, Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học An Giang.
  9. .Trần Nguyễn Thế Quyên (2011), Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển phôi và điều hòa áp suất thẩm thấu của cá tra (Pangasius hypophthalmus) giai đoạn cá bột và hương, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Cần Thơ.
  10. .Robert B. Bringolf, Thomas J. Kwak, W. Gregory Cope (2005), “Salinity Tolerance of Flathead Catfish: Implications for Dispersal of Introduced Populations”, Transactions of the American Fisheries Society, (vol 134), pp. 927-936.