ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ BÌNH TÍCH (Poecilia latipinna) Ở GIAI ĐOẠN GIỐNG

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Lê Quốc Phong
Nguyễn Công Tráng

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với 4 nghiệm thức (NT1 (600 con/m2), NT2 800 (con/m2), NT3 1.000 (con/m2), NT4 1.200 (con/m2)) nhằm tìm ra mật độ nuôi thích hợp cho cá bình tích (0,18-0,19g) ở giai đoạn giống. Thí nghiệm được nghiên cứu trên 16 bể nhựa 90 lít/bể (79 x 49 x 41cm). Cá thí nghiệm được cho ăn 2 lần/ngày với thức ăn là trứng nước (Moina sp) trong 2 tuần đầu, sau đó cá được cho ăn thức ăn viên (42% đạm) trong suốt thời gian thí nghiệm còn lại. Sau 8 tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy rằng tăng trưởng của cá (tăng trưởng về khối lượng (WG) và chiều dài (LG); tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (DWG) và chiều dài (DLG)) ở nghiệm thức NT1 đạt cao nhất (WG = 0,43g, DWG = 0,008g/ngày; LG = 0,90cm, DLG = 0,016cm/ngày) và có xu hướng giảm khi tăng mật độ nuôi từ 600 con/mđến 1200 con/m2(p<0,05). Tỷ lệ sống của cá thì khác biệt rất đáng kể giữa các nghiệm thức (p<0,05). Chi phí thức ăn có xu hướng tăng khi tăng mật độ nuôi (p<0,05), cá nuôi ở nghiệm thức NT1 đạt chi phí thức ăn thấp nhất và cao nhất là nghiệm thức NT4. Như vậy, mật độ nuôi cá bình tích thích hợp nhất là 600 con/m2 để đảm bảo tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử của Tác giả

Lê Quốc Phong

Khoa Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Tiền Giang.

Nguyễn Công Tráng

Khoa Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Tiền Giang.

Cách trích dẫn
Lê Quốc, P., & Nguyễn Công, T. (2023). ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ BÌNH TÍCH (Poecilia latipinna) Ở GIAI ĐOẠN GIỐNG. JSTGU, (05). Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/171