Ảnh hưởng của kỹ thuật xử lý mẫu cấy lên khả năng nhân chồi của ba giống dâu tây (Fragaria spp.) in vitro

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Hà Thị Tuyết Phượng

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định kỹ thuật xử lý mẫu cấy thích hợp cho sự nhân chồi của 3 giống dâu tây. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 2 nhân tố gồm giống dâu tây (giống Mỹ Đá, giống Mỹ Hương, giống dâu Pháp) và nhân tố kỹ thuật xử lý mẫu cấy (để nguyên chồi, cắt hết lá của chồi, cắt hết lá và tạo vết thương ở đỉnh ngọn chồi) với 3 lần lặp lại. Môi trường nuôi cấy là môi trường MS (Murashige and Skoog, 1962), bổ sung sucrose (30 g/l), benzyl adenine (0,3 mg/l) và agar (8 g/l). Kết quả thí nghiệm cho thấy kỹ thuật xử lý cắt hết lá và tạo vết thương ở đỉnh ngọn chồi sẽ mang lại hiệu quả cao nhất trong việc tăng số lượng chồi ở cả 3 giống dâu tây thí nghiệm. Sự nhân chồi của giống dâu Mỹ Hương được đánh giá tốt hơn giống dâu Mỹ Đá và dâu Pháp.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
Phượng, H. T. T. (2022). Ảnh hưởng của kỹ thuật xử lý mẫu cấy lên khả năng nhân chồi của ba giống dâu tây (Fragaria spp.) in vitro. JSTGU, 1(9), 40–47. https://doi.org/10.1010/9

Tài liệu tham khảo

  1. . Chow Y.N., Selby C. and Harvey B.M.R. (1992). “A simple method for maintaining hight multiplication of Narcissus shoot cultures in vitro”, Plant Cell, Tissue and Organ Culture, 30, 227-230.
  2. . Duong Tan Nhut, Phan Thi Thuy Trang, Nguyen Hong Vu et al. (2005). “A wounding method and liquid culture in Paphiopedilum delenatii propagation”, Propagation of Ornamental Plant, 5(3), 158-163.
  3. . Dương Tấn Nhựt (2007). Công nghệ sinh học thực vật, quyển 1, NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 81-97.
  4. . Dương Tấn Nhựt, Nguyễn Duy, Hà Thị Tuyết Phượng và ctv. (2009). “Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR trong chẩn đoán các bệnh virus xoắn lá và vàng mép lá trên cây dâu tây in vitro”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 7(3), 335-340.
  5. . Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương và ctv. (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 618-619.
  6. . Eunju C. and Margaret R.P. (2003). “Micropropagation of Chinese Redbud (Cercis yunnanensis) through axillary bud breaking and induction of adventitious shoots from leaf pieces”, In Vitro Cellular-Developmental Biology-Plant, 39, 455-458.
  7. . Kjersti A., Dag E. and Grete S. (2007). “Characterization of Phenolic Compounds in Strawberry (Fragaria x annassa) Fruits by Different HPLC Detectors and Contribution of Individual Compounds to Total Antioxidant Capacity”, Journal Agric Food Chem, 55(11), 4395-4406.
  8. . Murashige T. and Skoog F. (1962). “A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures”, Physiologia Plantarum, 15(3), 473-497.
  9. . Sunita Jhajhra, Dashora L.K., Jitendra Singh et al. (2018). “In vitro propagation of Strawberry (Fragaria x ananassa Duch.)”, International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences, 7(10), 3030-3035.
  10. . Trịnh Xuân Vũ, Lê Doãn Diên, Nguyễn Đình Nguyên và ctv. (1976). Sinh lý thực vật, NXB Nông thôn, 288-293.
  11. . Trương Thị Diệu Hiều, Phan Đình Kim Thư, Trịnh Thị Lan Anh và ctv. (2007). So sánh khả năng phát sinh chồi bất định từ lá, chồi ngủ và thân cây Torenia (Torenia Fourneri L.) trong điều kiện nuôi cấy in vitro. Hội nghị khoa học công nghệ sinh học thực vật trong công tác nhân giống và chọn tạo giống hoa lần I, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 15-16/12/2007, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 93-102.
  12. . Văn Thị Như Ngọc (2004). Nghiên cứu quy trình nhân giống cây dâu tây Mỹ đá (Fragaria spp.) tại Đà Lạt. Luận văn Thạc sĩ ngành Sinh học, Trường Đại học Đà Lạt.