ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ ĐẠM THÔ TRONG KHẨU PHẦN CỎ LÔNG TÂY, RAU LANG VÀ THỨC ĂN HỔN HỢP LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ LAI

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Phùng Thị Thúy Liễu

Tóm tắt

Đề tài “Ảnh hưởng của mức độ đạm thô trong khẩu phần cỏ lông tây, rau lang và thức ăn hổn hợp lên sự tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của thỏ lai” được thực hiện ở trại thực nghiệm, khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được thực hiện trên thỏ lai lúc 2 tháng tuổi. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 1 đực và 1 cái. Các nghiệm thức có các mức độ đạm (CP) khác nhau là 14,15, 16,17 và 18% CP. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.


Kết quả thí nghiệm cho thấy lượng dưỡng chất ăn vào (g/con/ngày): DM, OM, CP, EE gia tăng theo các mức độ đạm khác nhau (P<0,05). Lượng NDF, ADF ăn vào (g/con/ngày) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng CF ăn vào khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tăng trọng bình quân (g/con/ngày) gia tăng theo các mức độ đạm khác nhau (P<0,05). Tuy nhiên hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) không khác biệt (P>0,05). Hiệu quả kinh tế cao ở nghiệm thức 14 và 15% CP. Trọng lượng thân thịt và thịt tuộc gia tăng theo mức độ đạm (P<0,05).


Thí nghiệm cho thấy sự gia tăng các mức độ đạm thô trong khẩu phần của thỏ lai tăng trưởng làm tăng lượng thức ăn ăn vào, khả năng tăng trưởng và chất lượng thân thịt. Khẩu phần 14-15%CP đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử Tác giả

Phùng Thị Thúy Liễu

Khoa NN&CNTP, Trường Đại học Tiền Giang.

Cách trích dẫn
Phùng Thị Thúy, L. (2023). ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ ĐẠM THÔ TRONG KHẨU PHẦN CỎ LÔNG TÂY, RAU LANG VÀ THỨC ĂN HỔN HỢP LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ LAI. JSTGU, (05). Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/167