Ảnh hưởng của mức độ đạm thô trong khẩu phần cỏ lông tây, rau lang và thức ăn hổn hợp lên sự sinh sản của thỏ lai

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Phùng Thị Thúy Liễu

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm tìm ra các mức độ đạm cho các kết quả tốt về các chỉ tiêu sinh sản của thỏ lai.Thí nghiệm được thực hiện trên 15 thỏ cái sinh sản ở 6 tháng tuổi có trọng lượng bình quân 2400 g. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 1 thỏ cái sinh sản. Các nghiệm thức có các mức độ đạm (CP) khác nhau là 27; 29; 31; 33 và 35 g CP/con/ngày. Kết quả thí nghiệm sinh sản ở lứa 1 và lứa 2 cho thấy số con sơ sinh/ổ và năng suất sữa của thỏ mẹ/ngày gia tăng có ý nghĩa (P<0,05) khi tăng hàm lượng đạm thô trong khẩu phần từ 27-35 gCP/con/ngày. Chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) về các chỉ tiêu số con sơ sinh sống, trọng lượng sơ sinh, số con cai sữa, trọng lượng cai sữa. Tăng trọng thỏ mẹ trong thời gian mang thai tăng dần khi tăng hàm lượng CP khẩu phần từ 27-35 gCP/con/ngày có ở các nghiệm thức của lứa 1 (P<0,01). Năng suất sinh sản ở lứa 2 cao hơn ở lứa 1 nhưng chỉ thấy sự khác biệt ở chỉ tiêu năng suất sữa của thỏ mẹ/ngày (P<0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi thỏ có hàm lượng đạm ăn vào từ 33-35 g/con/ngày cho các kết quả tốt hơn về chỉ tiêu sinh sản.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử Tác giả

Phùng Thị Thúy Liễu

Khoa Nông nghiệp và CNTP, Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Phùng Thị Thúy, L. (2023). Ảnh hưởng của mức độ đạm thô trong khẩu phần cỏ lông tây, rau lang và thức ăn hổn hợp lên sự sinh sản của thỏ lai. JSTGU, (07). Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/212

Tài liệu tham khảo

  1. AOAC (1990). Official methods of analysis (15th edition). Washington, DC. Volume 1,pp. 69-90.
  2. Arrington L.R. & K. C. Kelley (1976), Domestic rabbit biology and production, A university of Florida book.
  3. Hoàng Thị Xuân Mai (2005). Thỏ- kỹ thuật chăm sóc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
  4. Lebas F. (2004), “Reflection on rabbit nutrition with a special emphasic on feed ingredients ultilization”, Proceeding of the 8th World rabbit Congress, pp. 686-736.
  5. Maertens L., M. T. Perez, M. Villamide, C. Cervera, T. Gidenne & G. Xiccato (2002). “Nutritive value of raw materials for rabbits”. World Rabbit Science, (10), pp. 157-166.
  6. Nguyễn Chu Chương (2003). Hỏi đáp về nuôi thỏ. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
  7. Nguyen Thi Kim Dong, Nguyen Van Thu, Brian Ogle & Preston T.R (2006). “Effect of supplementatio n level of water spinach (Ipomoea aquatica) leaves indiets based on para grass (Branchiaria mutica) on intake, nutrient utilization, growth rate and economic returns of crossed rabbit in the Mekong Delta of Viet Nam”. Workshop-seminar, Meka-CelAgrid, from http://www.mekan.org/proprf/kimd2.ht.
  8. Nguyễn Thị Xuân Linh (2008). Ảnh hưởng của rau muống (Ipomoea aquatica) trong khẩu phần cơ bản cỏ lông tây (Brachiaria mutica) trên năng suất thịt và sinh sản của thỏ lai tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận văn cao học ngành Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
  9. Nguyễn Văn Thu (2003). Giáo trình chăn nuôi thỏ. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
  10. Van Soest P. J., J. B. Robertson & B. A. Lewis (1991). Symposium: Carbohydrate methodology, metabolism and nutritional implications in dairy cattle: methods for dietary fiber, and nonstarch polysaccharides in relation to animal nutrition, J. Dairy Sci. 74: 3585-3597.