Khảo sát tính trạng đặc trưng và phẩm chất quả của các giống mận (Syzygium samarangense) tại tỉnh Tiền Giang

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Thị Mai Hạnh
Lê Hữu Hải
Thái Hoàng Phúc
Trần Lê Vinh

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát và thu thập một số giống mận ở tỉnh Tiền Giang để lưu giữ nguồn gen phục vụ cho công tác lai tạo. Chín giống mận được sưu tầm tại các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Cái Bè và Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang được khảo sát các tính trạng đặc trưng trên cây lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu chất lượng quả bao gồm An Phước, Trắng Sữa, Hồng Đào Trung Lương, Xanh Đường, Xanh Cẩm Thạch, Bắc Thảo, Hồng Đào Huyết, Da Xanh Chợ Gạo, Tam Hoa. Kết quả cho thấy lá các giống mận có chiều dài lá từ 23-27cm, chiều rộng từ 8-11cm, cuống lá ngắn. Hoa các giống mận từ 4-14 cánh, cánh hoa hẹp và dài khoảng 0,7cm. Nhị dài từ 1,00-3,50cm, số lượng nhị/bông khoảng 450-850 nhị. Đầu nhụy dài 2,50-3,20cm. Quả hình chuông, hình nón, hình thận hoặc hình nón cụt. Màu sắc vỏ giống với màu sắc thịt quả (trừ Hồng Đào Trung Lương có sọc trắng hồng). Các đặc điểm khác bao gồm thịt quả có pH 3,54-4,45, hàm lượng axit 0,26-0,77%, tổng chất rắn hòa tan 7,15-11,0%, hàm lượng đường tổng số 3,50-7,30%, hàm lượng đường khử 3,11-7,06%, độ cứng 5,83 -10,4N, độ ẩm 86,0-94,2%, hàm lượng vitamin C 17,6-102,7 mg/100g.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Mai Hạnh

Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm, Trường đại học Tiền Giang

Lê Hữu Hải

Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm, Trường đại học Tiền Giang

Thái Hoàng Phúc

Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm, Trường đại học Tiền Giang

Trần Lê Vinh

Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm, Trường đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Nguyễn Thị Mai, H., Lê Hữu , H., Thái Hoàng, P., & Trần Lê, V. . (2023). Khảo sát tính trạng đặc trưng và phẩm chất quả của các giống mận (Syzygium samarangense) tại tỉnh Tiền Giang. JSTGU, (13), 55–66. Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/103

Tài liệu tham khảo

  1. .Plainsirichai M., Leelaphatthanapanich S. & Wongsachai N. (2019). “Effect of Chitosan on the Quality of Rose Apples (Syzygium Agueum Alston) cv. Tabtim Chan Stored at an Ambient Temperature”. APCBEE Procedia, 8, 317-322. https://doi.org/10.1016/j.apcbee.2014.03.047.
  2. .Khandaker M.M. & Boyce A.N. (2016). “Growth, distribution and physiochemical properties of wax apple (Syzygium samarangense): A Review”. Australian Journal of Crop Science 10 (12): 1640-1648.
  3. .Davey M.W., Van M.M., Inzé D. et al. (2000). “Plant L-ascorbic acid: chemistry, function, metabolism, bioavailability and effects of processing”. Journal of the Science of Food and Agriculture, 80, 825-860.
  4. .Khandaker M.M, Al-Saif A.M., Alebidi A.I. et al. (2019). “An evaluation of the nutritional quality evaluation of three cultivars of Syzygium samarangense under Malaysian conditions. African”. Journal of Agriculture Vol. 6 (4), pp. 001-008.
  5. .Khandaker M.M., Al-Saif A.M., Alebidi A.I. et al. (2011). “An evaluation of the nutritional quality evaluation of three cultivars of Syzygium samarangense under Malaysian conditions”. African Journal of Agricultural Research Vol. 6 (3), pp. 545-552.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả