Ảnh hưởng của mặn lên sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cây nha đam (Aloe vera)

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Thị Mai Hạnh
Nguyễn Thị Huyền Trân

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mặn lên sự sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của cây nha đam; xác định được nồng độ muối tối đa mà cây nha đam có thể sinh trưởng và phát triển. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 nghiệm thức (5 nồng độ muối 0, 2, 4, 6 và 8 g/L), 5 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy cây nha đam không thể chịu đựng mặn trong thời gian dài. Sự gia tăng nồng độ mặn làm giảm số lá, chiều dài lá và chỉ số diệp lục tố. Tuy nhiên, mặn làm chỉ số EC và độ Brix gel nha đam tăng lên. Chiều rộng lá và độ pH của gel nha đam không khác biệt ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức xử lý mặn. Kết quả cũng cho thấy, sau khi trồng 90 ngày, cây nha đam có thể sinh trưởng và phát triển được ở nồng độ NaCl 2 g/L. Chiều dài lá, trọng lượng lá và trọng lượng gel ở nghiệm thức sử dụng NaCl 2 g/L không khác biệt với nghiệm thức đối chứng.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Mai Hạnh

Khoa NN&CNTP, Trường Đại học Tiền Giang

Nguyễn Thị Huyền Trân

Sinh viên lớp Đại học Khoa học cây trồng 13, Khoa NN&CNTP, Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Nguyễn Thị Mai, H., & Nguyễn Thị Huyền, T. (2023). Ảnh hưởng của mặn lên sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cây nha đam (Aloe vera). JSTGU, (08). Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/228

Tài liệu tham khảo

  1. Abdollahi, M., Jafarpour, M. and Zeinali, H. (2011). Effect of various Salicylic Acid concentrations on growth of Aloe vera L. Int. J. Agric. Sci. 1(5): 311–313.
  2. Dubey, R.S. (1997). Photosynthesis in plants under stressful conditions. In Pessarakli, M. (Ed.), Handbook of photosynthesis. New York, Marcel Dekker, pp. 859–875.
  3. Ecehagh Moghbeli, Samaneh Fthollahi, Hadi Salari, Golale Ahmadi, Fagheh Saliqehdar, Aliraza Safari and Mohammad Sadat Hosseini Grouh (2012). Effects of salinity stress on growth and yield of Aloe vera L. Journal of Medicinal Plant Research Vol. 6(16):3272–3277.
  4. Fuentes, V., Rodriguez, N. (1988). Screening of tolerance to salinity among 51 medicinal species. Cuba. Jour. Announcement, 586–3114.
  5. Jamal–Ali, Eshaq Moqbeli, Samaneh Fathollahi and Asqar Estaji (2012). Salinity stress effects changed during Aloe vera L. vegetative growth. Journal of Stress Physiology & Biochemistry, Vol. 8 No. 2 2012, pp. 152–158 ISSN 1997–0838.
  6. Lichtenthaler, H.K., Langsdorf, G., Lenk, S. and Bushmann, C. (2005) Chlorophyll fluorescence imaging of photosynthetic activity with the flesh lamp fluorescence imaging system. Phtosynthetica., 43, 355–369.
  7. Moghbeli, E., Fathollahi, S., Salari, H., Ahmadi, G., Saliqehdar. F., Safari, A. and Hosseini, G.M. (2012). Effects of salinity stress on growth and yield of Aloe vera L. J. Med. Plants Res. 6(16):32723277.
  8. Moss DN, Hoffman GJ. 1977; Analysis of crop salt tolerance data: 258– 271. In: Shain, Iberg and J. Shalhevet soil salinity under irrigation: process and management. Ecological.
  9. Mutafa M, 1995. Physcological Studieson Coroutl and Active Constituents of Aloe vera L. Ph. D. Floriculture. Zagazig Univ., Fac Agric., 176: 45 – 89.
  10. Ramin Rahimi Dehgolan, Zeinolabedin Tahmasebi Sarvestani, Shams Ali Rezazadeh & Aria Dolatabadian, 2012. Morphological and Physiological Characters of Aloe vera Subjected to Saline Water Irrigation.Journal of Herbs, Spices &Medicinal Plants, Volume 18, 2012 – Issue 3. Pages 222–230.
  11. Zan MJ, Chang HW, Zhao PL, Wei JG. (2007). Physiological and ecological characters studies on Aloe vera under soil salinity and seawater irrigation. Process Biochem., 42: 710–714

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả