ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN LUÂN PHIÊN CÁC THỨC ĂN CÓ MỨC ĐẠM KHÁC NHAU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LÓC GIỐNG (Channa sp)

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Lê Quốc Phong
Nguyễn Thanh Sang

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp cho ăn luân phiên thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau đến tăng trưởng cá lóc (Channa sp) giống (khối lượng trung bình 14,2g/con) được nuôi trong 12 giai đặt trong bể xi-măng với mật độ 50 con/giai (0,6 x 0,7 x 0,9m). Bốn nghiệm thức cho ăn luân phiên được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, chu kỳ cho cá ăn thức ăn 40% đạm liên tục trong 7 ngày (NT1); 6 ngày thức ăn 40% đạm và 1 ngày thức ăn 30% đạm (NT2); 5 ngày thức ăn 40% đạm và 2 ngày thức ăn 30% đạm (NT3); 4 ngày thức ăn 40% đạm và 3 ngày thức ăn 30% đạm (NT4). Chu kỳ cho cá ăn ở mỗi nghiệm thức được lặp lại 8 lần trong 56 ngày thí nghiệm. Kết quả cho thấy cá được cho ăn liên tục thức ăn 40% đạm (NT1) đạt tăng trưởng cao nhất và hệ số thức ăn thấp nhất, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức NT2 và NT3 (p>0,05). Tỷ lệ sống, lượng thức ăn cá ăn vào, chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trọng thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Kết quả nghiên cứu này cho thấy cá lóc sử dụng liên tục thức ăn 40% đạm thì hiệu quả hơn phương pháp cho ăn luân phiên thức ăn có hàm lượng đạm cao và đạm thấp.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử của Tác giả

Lê Quốc Phong

Giảng viên, Khoa Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Tiền Giang.

Nguyễn Thanh Sang

Sinh viên lớp Đại học Nuôi trồng thủy sản khóa 13 - Khoa Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Tiền Giang.

Cách trích dẫn
Lê Quốc, P., & Nguyễn Thanh, S. (2023). ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN LUÂN PHIÊN CÁC THỨC ĂN CÓ MỨC ĐẠM KHÁC NHAU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LÓC GIỐNG (Channa sp). JSTGU, (05). Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/166