Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) nuôi trong giai

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Lê Quốc Phong

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm tìm ra mật độ thích hợp khi nuôi cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) thương phẩm trong giai. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức mật độ khác nhau là 150, 200, 250 và 300 con/m3, 3 lần lặp lại. Cá thí nghiệm (cỡ 4,26 g/con) được nuôi trong các giai lưới (0,5 m3/giai) đặt trong bể xi-măng 34 m3 và cho ăn thức ăn công nghiệp (35% đạm). Sau 8 tuần thí nghiệm, tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá giảm khi tăng mật độ nuôi (p<0,05). Cá nuôi ở mật độ 250 con/m3 đạt tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng và chiều dài, tỷ lệ sống cao (DWG = 0,27 g/ngày, DLG = 0,06 cm/ngày, SR = 78,2%), hệ số thức ăn thấp (FCR = 2,19) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với cá nuôi ở mật độ 150 con/m3 và 200 con/m3 (p>0,05). Năng suất cá nuôi ở mật độ 250 con/m3 (3,13 kg/m3) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức mật độ 150 và 200 con/m3 (p<0,05). Dựa vào các kết quả về tăng trưởng, tỷ lệ sống, hệ số thức ăn và năng suất cho thấy mật độ phù hợp nhất để nuôi thương phẩm cá sặc rằn trong giai là 250 con/m3.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử Tác giả

Lê Quốc Phong

Khoa Nông Nghiệp và Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Lê Quốc, P. (2022). Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) nuôi trong giai. JSTGU, (12), 34–43. Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/112

Tài liệu tham khảo

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  2. .Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn, Lam Mỹ Lan (2014). Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
  3. .Trần Văn Phước, Trương Minh Chuẩn, Nguyễn Thúy Hằng (2013 a). “Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910) ương trong bể từ cá bột lên cá hương tại Kiên Giang”. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang, (số 2): 14 - 19.
  4. .Trần Văn Phước, Trương Minh Chuẩn, Trần Thị Thu Thủy (2013 b). “Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910) ương trong giai lưới từ cá hương lên cá giống tại Kiên Giang”. Tuyển tập Hội nghị Khoa học trẻ ngành Thủy sản Toàn quốc lần thứ IV - Trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh: 329 - 335.
  5. .Trần Ngọc Tuyền, Nguyễn Văn Triều (2020). “Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi”. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế - Trường Đại học Tây Đô, (Số 8): 220 - 233.
  6. .Trương Quốc Phú (2006). Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.
  7. .Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát (2006). Nước nuôi thủy sản chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
  8. .Nguyễn Đức Tuân, Nguyễn Quang Huy (2016). “Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803) nuôi thương phẩm”. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang, (Số 4): 146 - 152.
  9. .Võ Đức Nghĩa, Lê Thị Thu An (2017). “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) nuôi trong bể xi măng tại Thừa Thiên Huế”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Huế, (số 1): 87 - 92.
  10. .Abou-Zied R.M., Ali A.A.A. (2012). Effect of stocking density in intensive fish culture system on growth performance, feed utilization and economic productivity of Nile tilapia (Oreochromis niloticus) reared in hapas. Abbassa International Journal for Aquaculture, 5(1): 487 - 499.
  11. .Hoàng Nghĩa Mạnh và Nguyễn Tử Minh (2012). “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatopphagus argus)”. Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Nông Lâm Huế, (Số 2): 223 - 229.
  12. .Zaaim Z., Christianus A., Ismail M.F.S. (2018). Effect of stocking density and salinity on the growth and survival of golden Anabas fry. Journal of Survey in Fisheries Sciences, 4(2): 26 - 37.
  13. .EI-Sayed A.M., Mostafa K.A., AI-Mohammadi J.S., EI-Dehaimi A.A., Kayid M. (1995). Effects of stocking density and feeding levels on growth rates and feed utilization of rabbitfish, Siganus canaliculatus. Journal of the World Aquaculture Society, 26(2): 212 - 216.
  14. .Nguyễn Thanh Long (2017). “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá sặc rằn ở tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, (Số 51B): 88 - 94.
  15. .Lê Thị Phương Mai, Võ Nam Sơn, Đỗ Thị Thanh Hương, Dương Văn Ni và Trần Ngọc Hải (2016). “Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên cá sặc rằn (Trichogaster pectogalis) và khả năng nuôi cá ở tỉnh Hậu Giang trong điều kiện xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu”. Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Cần Thơ, (Số 43): 133 - 142.