Ảnh hưởng của hormone 17α – methyltestosterone bổ sung vào thức ăn lên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ đực hóa cá rô phi đỏ (oreochromis sp) OF RED TILAPIA (oreochromis sp)

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Bùi Văn Mướp
Nguyễn Thị Diễm Hương
Ngô Phạm Minh Thư

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm tìm ra liều lượng hormone 17α - Methyltestosterone (MT) thích hợp bổ sung vào thức ăn (TA) để nâng cao tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giống và cho ra tỷ lệ cá đực cao nhất. Cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng, bắt đầu bơi ngang được cho ăn thức ăn có bổ sung hormone MT liên tục trong 21 ngày với các liều lượng 40, 60 và 80 mgMT/kg thức ăn (TA). Cá giống được tiếp tục nuôi đến 60 ngày tuổi nhằm xác định các chỉ tiêu về tăng trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ chuyển giới tính trên cá. Kết quả cho thấy, tỷ lệ đực và đực hóa hoàn toàn khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) giữa các nghiệm thức (NT). Tỷ lệ đực và đực hóa ở NT bổ sung 40 mg/kg TA là khá cao (63,33%, 25,00%) so với đối chứng (51,11%, 0,00 %), NT bổ sung 80 mgMT/kg TA cho tỷ lệ cá đực cao nhất (97,78 %, 95,45 %). Tỷ lệ sống của cá khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các NT và dao động từ 81,67 - 88,44 %. Việc bổ sung MT vào thức ăn không ảnh hưởng đến tăng trưởng và sự phân cỡ của cá trong thí nghiệm này. Kết quả nghiên cứu này cho thấy khi bổ sung MT vào thức ăn với nồng độ từ 40 - 80 mgMT/kg trong giai đoạn ương giống làm tăng tỷ lệ cá đực trong đàn.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử của Tác giả

Bùi Văn Mướp

Khoa Nông nghiệp và CNTP, Trường Đại học Tiền Giang

Nguyễn Thị Diễm Hương

Khoa Nông nghiệp và CNTP, Trường Đại học Tiền Giang

Ngô Phạm Minh Thư

Khoa Nông nghiệp và CNTP, Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Bùi Văn, M., Nguyễn Thị Diễm, H., & Ngô Phạm Minh, T. (2023). Ảnh hưởng của hormone 17α – methyltestosterone bổ sung vào thức ăn lên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ đực hóa cá rô phi đỏ (oreochromis sp) OF RED TILAPIA (oreochromis sp). JSTGU, (07). Truy vấn từ http://js.tgu.edu.vn/index.php/tckh/article/view/215

Tài liệu tham khảo

  1. Boyd, C. E. (1998). Water quality for pond aquaculture. Alabama Agriculture Experiment Station, Auburn University, Research anh Development series (43), 37 pp.
  2. Đàm Anh Tuấn (2010). Nghiên cứu sản xuất cá trê phi (Clarias gariepinus) đực bằng hormone 17α - Metyltestosterone. Khoa thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.
  3. Đặng Xuân Trường, Nguyễn Tường Anh (2010). Nghiên cứu đực hóa cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) bằng 17α - Methyltestosterone tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
  4. Hurk, R.V.D, C.J.J.Richter and J.Janssen -Dommerholt (1989). Effects of 17α - Methyltestosterone and 11β -hydroxyandrostenedione on gonad differentiation in the African catfish (Clarias gariepinus). Aquaculture, 38: 179 - 191.
  5. Lê Thị Minh Hoàng (2006). So sánh tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển đổi giới tính (toàn đực) cá điêu hồng giữa 2 phương pháp cho ăn và ngâm trong hormone 17α - Methyltestosterone. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát triển Nông thôn, Trường Đại học An Giang.
  6. Nguyễn Thanh Nhân (2004). Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất nhân tạo giống cá điêu hồng đơn tính. Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh
  7. Nguyễn Tường Anh (1999). Một số vấn đề về nội tiết sinh học sinh sản cá, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội: 238.
  8. Nguyễn Văn Tư (2003). Sản xuất cá rô phi đơn tính bằng kỹ thuật ngâm hormone 17α - Methyltestoterone. Đề tài khoa học, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
  9. Pandian, TJ. And K.Varadaraj (1990). Techniques to produce 100% male Tilapia. NAGA, the ICLARM Quarterly, 7: 3 - 5
  10. Phạm Thanh Liêm, Dương Thúy Yên và Bùi Minh Tâm (2008). Di truyền và chọn giống cá. Khoa Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ: 85.
  11. Phạm Thị Thúy Em (2009). Ảnh hưởng của hormone 17α - Methyltestosterone đến sự chuyển đổi giới tính cá la hán. Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.
  12. Phan Anh Thi, Võ Văn Tuấn, Tăng Ngọc Phương (2003). Sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực bằng kỹ thuật ngâm hormone 17α - Methyltestosteron. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Nuôi trồng thủy sản. Khoa thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
  13. Purdom, C.E. (1993). Genetics and Fish breeding, Chapman and Hall, Fish and Fisheries Series 8: 277
  14. Tô Minh Thảo (2011). Nghiên cứu chuyển đổi giới tính cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1972) bằng phương pháp ngâm và cho ăn Hormone Diethylstilbestrol tại trại thực nghiệm Ninh Phụng. Khoa nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nha Trang.
  15. Trương Quốc Phú (2006). Giáo trình quản lý chất lượng nước. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ: 200
  16. Phạm Thanh Liêm (2011), Hiện trạng và biện pháp cải thiện chất lượng đàn cá rô phi nuôi, http://uv-vietnam.com.vn/NewsDetail.aspx?newsId=739, ngày truy cập, 16/ 5/ 2018.