Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24 – 36 tháng tại thành phố Hồ Chí Minh

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Thị Yến Linh

Tóm tắt

Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, đã mang đến những những hiệu quả tích cực khả quan, trẻ được phát triển hài hòa các kỹ năng vận động, trẻ trở nên năng động hơn, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chuyên đề có một số hạn chế nhất định như: Chưa khai thác tận dụng không gian để xây dựng môi trường vận động, tổ chức giờ học thể dục cho trẻ vận dụng phương pháp chưa linh hoạt, lựa chọn bài tập vận động và  trò chơi vận động đưa vào giờ thể dục và vui chơi chưa phù hợp. Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát, phương pháp khảo sát, phương pháp nghiên cứu hồ sơ và phương pháp phỏng vấn sâu. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuyên đề như: Trang bị cơ sở vật chất và xây dựng môi trường phát triển vận động, tổ chức cho giáo viên dự sinh hoạt chuyên đề, tổ chức phong trào thi thiết kế trò chơi vận động và thi làm đồ dùng, đồ chơi, đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên mầm non theo thông tư 26

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tiểu sử Tác giả

Nguyễn Thị Yến Linh

Trường Đại học Tiền Giang

Cách trích dẫn
Nguyễn Thị Yến, L. (2023). Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24 – 36 tháng tại thành phố Hồ Chí Minh. JSTGU, (10), 102–110. https://doi.org/10.1010/jstgu.v2i10.52

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013). Công văn Số: 808/BGDĐT-GDMN V/v Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016”, Hà Nội.
  2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Thông tư số: 26 / BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Hà Nội.
  3. Lê Thu Hương (Chủ biên), (2008), Tổ chức hoạt động Phát triển vận động cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, Nxb Giáo dục.
  4. Đặng Hồng Phương (2008), Phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
  5. Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Bùi Thị Việt (2015). Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.
  6. Hoàng Thị Dinh, Nguyễn Thị Thanh Giang, Bùi Thị Kim Tuyến (2017) Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.

Các bài báo tương tự

1 2 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.